CẨM NANG

Ý NGHĨA NGHI THỨC LỄ DẠM NGÕ

Những nghi lễ truyền thống luôn mang một nét đẹp văn hóa và có ý nghĩa sâu sắc. Các nghi thức lễ gồm: dạm ngõ, vấn danh, nạp cát, nạp tệ (hay nạp trưng), thỉnh kỳ, thân nghinh. Ngày nay, lễ cưới được giản lược so với những phong tục truyền thống, nhằm rút ngắn thời gian cũng như không phát sinh chi phí khác. Tùy vào vùng miền khác nhau sẽ có đặc trưng riêng nhưng vẫn tuân theo nghi lễ nhất định.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt, lễ cưới phải được cử hành vào ngày lành, tháng tốt, để có được những gì tốt đẹp và trọn vẹn nhất. Nghi thức dạm ngõ là bước đầu tiên trong một lễ cưới.

Lễ dạm ngõ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình và diễn ra sau khi các cặp đôi đã thưa chuyện với hai bên gia đình, thể hiện mong muốn tiến tới hôn nhân. Được sự đồng thuận của nhà gái, nhà trai sẽ đến nhà gái xin phép cho đôi bạn tìm hiểu một cách kỹ càng hơn khi quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối). không cần lễ vật rườm rà.

ĐỘI NGŨ BƯNG QUẢ

Lễ vật thường không rườm rà, bao gồm: mâm trầu cau – lễ vật bắt buộc phải có trong thủ tục dạm ngõ của người Việt, với quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Cùng với đó là cặp trà, rượu được gói trong giấy kính đỏ và trái cây.

Tùy vào phong tục từng miền mà đồ lễ sẽ khác nhau. Miền Trung, lễ vật có thể có thêm bánh Hồng, một loại bánh đặc trưng của vùng Bình Định, Phú Yên. Trong khi đó, lễ dạm ngõ miền Nam, hay còn gọi là đám nói, lại có lễ vật đơn giản với mâm trầu cau têm cánh phượng và cặp rượu..

Do đây chỉ là buổi gặp mặt nội bộ của hai bên gia đình nên chỉ có sự hiện diện người quan trọng  mỗi gia đình. Dù Lễ không cầu kỳ và bị đặt nặng lễ nghi, thủ tục nhưng buổi lễ dạm ngõ cũng cần được chuẩn bị chu đáo để tiến hành thật trang trọng, ấm cúng, đúng với tinh thần “đầu xuôi đuôi lọt” giúp chuyện hôn nhân được thuận lợi và tốt đẹp nhất.