Tùy từng phong tục tập quán văn hoa vùng miền mà sẽ có những mẫu mâm dạm ngõ khác nhau. Lễ dạm ngõ chính là lễ vật nhà trai mang đến nhà gái. Ngày nay, mâm được chuẩn bị đơn giản nhưng mang tính thẩm mỹ cao. Lễ vật mâm dạm ngõ theo truyền thống bao gồm: trầu cau, trà, rượu, thuốc lá và các loại trái cây, bánh kẹo. Thủ tục lễ vật dạm ngõ sẽ có một chút thay đổi như sau:
- Miền Bắc: trầu cau, cặp trà, cặp rượu và bánh trái (lưu ý các món lễ vật đều số chẵn)
- Miền Trung: đơn giản, thông thường chỉ có khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy đỏ. Để làm quà cho nhà gái, người miền Trung thường gói trong lễ vật các món bánh sản vật địa phương, đặc biệt là bánh Hồng, món bánh truyền thống luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Bình Định, Phú Yên.
- Miền Nam còn được gọi là lễ đi nói, đám nói. Mâm lễ đám hỏi miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả
Dù mâm dạm ngõ không cầu kỳ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tươi nhất và đẹp nhất. Thể hiện thành ý nhà trai với nhà gái trong việc tính đến chuyện lâu dài cho đôi trẻ.
Theo văn hóa Việt Nam, khách đến chơi nhà thường mang theo một chút quà. Lễ vật trong dạm ngõ cũng giống như quà mà nhà trai mang đến chơi nhà gái. Chuẩn bị lễ vật theo phong tục sẽ mang lại ấn tượng tốt cho hai gia đình.